Ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch CTCP Shinec, chủ đầu tư Đánh bài Tiến lên 4 người cho biết Công ty phấn đấu zero rác thải ra khu công nghiệp trong năm 2024 và khẳng định sẽ làm được.
Chủ tịch Shinec cho biết làm phát triển xanh rất khó, Công ty đã theo đuổi mô hình xanh này 15 năm, đến nay hình thành mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái tiên phong, trong đó 3 ngành có hệ kinh tế tuần hoàn là ngành thép, nhựa và điện tử và đang tiếp tục qua mảng thứ 4 là năng lượng tái tạo.
Về lợi ích của việc làm kinh tế tuần hoàn, ông Điệp chia sẻ nếu các doanh nghiệp trong chuỗi kinh tế tuần hoàn không mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ không tham gia. Theo quy định của Nhà nước, đem chất thải đi để xử lý thì mất tiền nhưng chất thải đó bây giờ bán được tiền tại KCN nên đây là lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển ra khỏi KCN. Do đó, các doanh nghiệp trong KCN cũng trích một phần lợi nhuận từ sống cộng sinh ra cho cộng đồng xã hội.
“KCN Nam Cầu Kiền phấn đấu zero rác thải ra KCN trong năm 2024”, ông Điệp khẳng định điều này và Công ty sẽ làm được.
Vị Chủ tịch này cũng thông tin thêm về chuyện làm tín chỉ carbon, dự kiến trong thời gian tới, Shinec sẽ mời công ty kiểm toán thứ ba để đánh giá, kiểm soát được tín chỉ carbon, kiểm soát được phát thải, đồng thời tính toán tín chỉ carbon trong hệ sinh thái KCN.
Theo quy định trong KCN thì 20% là cây xanh nhưng KCN đã phát triển 33% vì Công ty đã vận động các nhà máy xí nghiệp trồng thêm. Thứ hai, kiểm đếm phát thải trong quá trình xử lý chất thải rắn tại KCN và cuối cùng là cho kiểm đếm xử lý nước tuần hoàn, qua đó có thể làm tín chỉ carbon.
Kinh tế tuần hoàn đang là ưu tiên hàng đầu
Bà Nguyễn Trâm Anh – Chuyên gia Kỹ thuật Quốc gia UNIDO tại Việt Nam cho hay KCN sinh thái đã được đề cập rất nhiều các văn bản về chiến lược phát triển của Việt Nam, đặc biệt cũng được đề cập trong dự thảo chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn.
Về việc hỗ trợ chuyển đổi các KCN sinh thái như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, theo bà Trâm Anh, trong mô hình kinh tế tuyến tính thì các nguyên liệu thô được sản xuất trở thành các sản phẩm và sau khi sử dụng bị loại bỏ ra khỏi nền kinh tế và quay trở lại môi trường dưới dạng chất ô nhiễm.
Ở các KCN, theo tính toán sơ bộ thì 80% nước thải đầu vào sẽ trực tiếp ra thành nước thải nếu không có quá trình tuần hoàn tái sử dụng nào, như vậy mỗi ngày KCN sẽ thải ra môi trường lượng nước thải rất lớn. Chính vì vậy, hiện nay chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ô nhiễm không khí, nước, rác thải.
Việc sử dụng mô hình kinh tế tuyến tính dẫn đến việc tiêu thụ tài nguyên ngày càng gia tăng và là áp lực rất lớn đối với khí hậu, nước và nguy cơ mất đa dạng sinh học. Vì vậy, việc thực hành kinh tế tuần hoàn sẽ giải quyết đc 3 thách thức là ô nhiễm, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Để làm việc này, thông qua việc làm cho các sản phẩm được sử dụng nhiều lần, tồn tại lâu hơn, duy trì giá trị càng lâu càng tốt cho nền kinh tế, qua đó giảm thiểu chất thải chất ô nhiễm, song song với việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dọc theo chuỗi giá trị càng nhiều càng tốt trong quá trình sản xuất.
Chuyên gia cũng thông tin thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong KCN đã cộng sinh với nhau để giảm thiểu phát thải CO2 hàng năm.
Nền kinh tế tuần hoàn hiện đang là ưu tiên hàng đầu trong nghị sự về năng lượng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như dệt may, điện tử, nhựa, bao bì, ô tô, kim loại, xi măng và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Do đó, bà Anh cho rằng việc thực hành kinh tế tuần hoàn không chỉ có lợi cho môi trường mà còn hiệu quả về mặt kinh tế, nhờ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN và các công ty.
KCN sinh thái (EIP) là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nằm trên cùng một địa điểm. Các doanh nghiệp thành viên tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường kinh tế và xã hội thông qua hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và tài nguyên. Bằng cách hợp tác cùng nhau, cộng đồng các doanh nghiệp tìm kiếm lợi ích tập thể lớn hơn tổng lợi ích riêng lẻ của mỗi công ty.
Nguồn: