(Haiphong.gov.vn) – Viện Sức khoẻ & Môi trường vì cộng đồng vừa phối hợp với Đánh bài Tiến lên 4 người tổ chức Hội thảo theo hình thức trực tuyến về đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong KCN Việt Nam, khảo sát mô hình điểm tại KCN Nam Cầu Kiền.
Điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, khoa học và chuyên gia hàng đầu như: TSKH Phan Xuân Dũng- Chủ tịch VUSTA; PGS.TS Trần Đình Thiên – Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Viện trưởng Viện KH&CN Môi trường, Giám đốc Trung tâm Tri thức Kinh tế tuần hoàn; PGS.TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Chủ tịch CLB Các nhà Công thương Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội; GS. Viện sĩ Viện hàn lâm Y học Quốc gia Pháp Phạm Văn Thức…
Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm không mới, được nhắc tới nhiều trên thế giới và cũng đã được nhiều quốc gia triển khai thành công, tuy nhiên, tại Việt Nam, đây là một vấn đề mới, chưa có mô hình, bộ tiêu chí, cũng như chưa có doanh nghiệp nào thực sự xây dựng được. Nếu xét theo mục tiêu, nội dung thì hiện nay đã có những mô hình hay phương thức kinh doanh mang những biểu hiện của mô hình này từ rất sớm, việc hình thành các KCN sinh thái cũng đang là một dạng biểu hiện của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Thực hiện Đề tài “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong KCN Việt Nam”, Viện Sức khoẻ & Môi trường vì cộng đồng (IOHEC) đã lựa chọn KCN Nam Cầu Kiền là mô hình điểm để nghiên cứu.
Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu Hải Phòng.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền) cho biết: Với tư duy đổi mới về khái niệm tài nguyên, KCN Nam Cầu Kiền đã xây dựng được mô hình liên kết cộng sinh mang đặc thù riêng của Việt Nam, hoàn toàn do người Việt Nam thực hiện, đáp ứng các tiêu chí cả về thực tiễn và quy định pháp lý.
Không chỉ thuần túy hoạt động công nghiệp, mà KCN Nam Cầu Kiền còn xây dựng không gian sống và lao động với những mô hình liên kết đặc biệt, giống như một làng sinh thái, có yếu tố lịch sử, văn hóa, giáo dục, du lịch… Hiện nay, KCN Nam Cầu Kiền đang hoàn chỉnh hồ sơ theo thủ tục để công nhận là mô hình KCN sinh thái, đây cũng là những tiền đề, điều kiện cần và đủ để KCN Nam Cầu Kiền chuyển đổi quy trình, tiến tới áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, ông Phạm Hồng Điệp khẳng định.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec – Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo.
Tính đến tháng 6/2021, KCN Nam Cầu Kiền đã thu hút được hơn 60 nhà đầu tư trong và ngoài nước với diện tích lấp đầy đạt 100% diện tích đất công nghiệp, triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, tiến hành san lấp kế hoạch xây dựng giai đoạn 2.
KCN đã thu hút bao gồm 50% dự án FDI đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Italy, Singapore, Hà Lan,.. trong đó tỷ lệ cao nhất là Hàn Quốc với 20% và Nhật Bản 15%.
KCN Nam Cầu Kiền được định hướng thu hút đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường như: Công nghệ phụ trợ, công nghệ cao; công nghiệp chế tạo; sản xuất máy móc thiết bị hỗ trợ cho công nghệ đầu tư; sản xuất các sản phẩm trang trí nội ngoại thất xuất khẩu; các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất trong KCN; năng lượng xanh; cùng các ngành sản xuất ít ô nhiễm khác;…
Hiện nay, sự khác biệt trong tư duy tổ chức và thực tiễn vận hành các tiêu chí KCN sinh thái tại Nam Cầu Kiền, đó là việc tiếp cận sự hỗ trợ với các cơ quan ban ngành, đối tác, doanh nghiệp trong xây dựng KCN sinh thái; xây dựng mạng lưới liên kết cộng đồng doanh nghiệp trong KCN; truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường; khai thác tài nguyên vệ tinh, xây dựng và phát huy hiệu quả hệ sinh thái…
Trao đổi tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, khoa học cũng cho rằng, mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam vẫn còn rất mới so với nhiều nước phát triển; cùng với đó khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện; việc chuyển đổi các KCN truyền thống theo Nghị định 82 đang vướng về một số tiêu chí mà KCN sinh thái phải đạt được, như các tiêu chí liên quan đến tỷ lệ cây xanh, hay thành lập liên kết cộng sinh công nghiệp đòi hỏi phụ thuộc nhiều vào chính sách thu hút đầu tư của địa phương nơi KCN đó hình thành….; việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để hình thành các liên kết cộng sinh cũng đòi hỏi sự chọn lọc, nên cần có định hướng tổng quan về phát triển công nghiệp của địa phương, định hướng xây dựng các KCN theo hướng cộng sinh, sinh thái để tránh sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các KCN trên cùng địa bàn….
Nguồn : //haiphong.gov.vn/