Đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Đáp ứng cầu thực tiễn, Viện Sức khỏe và Môi trường và cộng đồng phối hợp với Công ty CP Shinec triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu mô hinh điểm tại KCN Nam Cầu Kiền”, ngày 26/10/2021 Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo công bố và lấy ý kiến để hoàn thiện đề tài. Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như tài chính, đầu tư, công nghiệp, khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường.
Trình bày tại Hội thảo nghiên cứu đã chỉ ra là xu hướng tất yếu, KTTH mang lại rất nhiều lợi ích, đối với Việt Nam đây là phương thức ưu việt, phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước, song hành với các chương trình chiến lược như kinh tế xanh, sản xuất sạch…
Từ phân tích thực trang vai trò KCN trong phát triển bền vững tại Việt Nam Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị dưới góc độ chỉ có thể áp dụng mô hình kinh tế vòng tròn đối với các KCN mới thành lập hiện nay (các KCN thành lập từ trước khó bổ sung các dịch vụ bởi đã được quy hoạch cứng) bởi nó mang tính đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch xây dựng và có đủ công năng chuyển đổi sang hoạt động công nghiệp sinh thái.
Đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực tiễn phát triển và rác thải công nghiệp tại Việt Nam (KCN phát triển nhanh, đạt nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên đi cùng đó là nhiều hạn chế về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải… thiếu bền vững), nghiên cứu cho rằng phải xây dựng mô hình KTTH phù hợp với đặc thù nền kinh tế của Việt Nam (phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
Theo đó KCN Việt Nam có thể đáp ứng 2 phương pháp tiếp cận cơ bản của KTTH là theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu hoặc theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Việc tiếp cận và nhận thức về KTTH trong KCN theo quan điểm này sẽ khắc phục được những sai lầm và thiếu sót từ khâu quy hoạch, xây dựng KCN, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững…
Nam Cầu Kiền có thể xây dựng mô hình điểm về KTTH
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn từ mô hình điểm tại KCN Nam Cầu Kiề,n nghiên cứu chỉ ra rằng KCN này đáp ứng cả hai phương pháp tiếp cận cơ bản của KTTH (theo nhóm ngành sản phẩm nguyên liệu, vật liệu hoặc theo mô hình kinh tế thành lập các không gian địa lý), việc xây dựng được mô hình KTTH trong KCN Nam Cầu Kiền có thể trở thành mô hình nhân rộng và áp dụng trên cả nước.
Đồng thời qua thực tiễn hoạt động sản xuất của KCN Nam Cầu Kiền ( các loại hình hoạt động sản xuất, nguyên liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước, công nghệ sản xuất vận hành, hệ thống quản trị môi trường KCN,công tác quản lý môi trường…) Nghiên cứu nhận thấy trong nội tại KCN Nam Cầu Kiền đã có định hướng toàn diện và đang trong lộ trình thực hiện từng nội dung của KTTH, với bối cảnh hiện nay KCN này hoàn toàn có thể xây dựng mô hình điểm về KTTH để nhân rộng trên toàn quốc.
Trong tuần hoàn nguyên liệu KCN Nam Cầu Kiền giảm 75% vật liệu nguyên sinh, 100% doanh nghiệp quản lý vận hành đầy đủ CTBVMT…KCN đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng: Giải nhất sáng kiến BVMT (từ năm 2005 – 2008) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giải thưởng Môi trường Việt Nam ( năm 2019)…
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Nam Cầu Kiền và các doanh nghiệp trong KCN đã cơ bản hoàn thành đầy đủ 8 tiêu chí của Khu Công nghiệp sinh thái – KCNST (Nhóm 1) có thể xét các tiêu chí mở rộng (Nhóm 2 – Tiêu chí KTTH dựa trên nội hàm và khái niệm kinh tế tuần hoàn)
Nghiên cứu cho thấy phương thức vận dụng KTTH tại KCN Nam Cầu Kiền là sự cộng sinh đa dạng trong tổng thể mô hình cộng sinh lớn tạo từ đó tạo ra vòng tròn liên kết hữu cơ bền vững trên 3 trục: Kinh tế – Môi trường – Xã hội và trong vòng liên kết đó các dòng vật chất đều trở thành tài nguyên bền vững.
Cần những cơ chế ưu đãi để phát triển KCNST
Tại Hội thảo,TSKH Phan Xuân Dũng Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam (Khảo sát mô hình điểm KCN Nam Cầu Kiền)” có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng và Công ty Cổ phần Shinec (Chủ đầu tư Đánh bài Tiến lên 4 người ), mà còn đối với các tổ chức khác trong nước, đối với việc xây dựng chính sách của Nhà nước vì mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia bền vững.
Theo ông Dũng Hội thảo tạo ra diễn đàn trao đổi, thảo luận và thu nhận những đánh giá, phân tích khoa học, góp ý về phát triển KTTH ở nước ta, kết quả của Hội thảo cũng sẽ giúp việc xây dựng hoàn chỉnh đề tài khoa học của Việt Nam về vấn đề này tạo ra sản phẩm khoa học về mô hình KTTH hiệu quả, có thể áp dụng và nhân rộng trong KCN trên cả nước.
Tham dự Hội thảo hầu hết các tham luận đều đánh giá cao ý nghĩa, giá trị thông tin và những phân tích của đề tài, được xem như là bước đi tiên phong trong thực hành KTTH tại Việt Nam. Các đại biểu hầu hết đồng tình về những khó khăn cơ bản trong thực hiện KTTH tại KCN ở Việt Nam mà nghiên cứu chỉ ra như: chưa có cơ sở pháp lý cho sự phát triển, thiếu các chính sách toàn diện và chế độ hỗ trợ phù hợp từ Chính phủ, chưa có tiêu chí nhận dạng và phân loại mô hình; chưa có thị trường chất thải và các nguyên liệu từ chất thải…
Tại Hội thảo ông Mai Văn Sỹ – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec cho biết KCNST có chi phí đầu tư, phí bảo vệ môi trường rất cao, tại Việt Nam chưa có KCN nào đạt đúng chuẩn KCNST (Nam Cầu Kiền hướng tới KCNST). Theo ông Sỹ hiện nội hàm KTTH tại Việt Nam còn rất chung chung chưa có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước…
Theo Hội thảo KCNST là mô hình KCN tương lai hương tới việc phát triển kinh tế gắn liền với BVMT, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp… ngoài những ưu đãi chung về KCNST theo quy định hiện hành, mô hình này cần những ưu đãi cụ thể như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước, ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…