Trong 2 ngày 20 và 21/6, ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch Công ty CP Shinec đã có những chia sẻ, đóng góp về mặt chính sách ở góc độ chuyên gia liên quan đến ESG và KCN sinh thái, tại 2 cuộc hội thảo lớn.
Trong đó, hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam, được tổ chức vào ngày 20/6.
Tại cuộc hội thảo này, các chuyên gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển dịch năng lượng hướng tới kinh tế xanh tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Hội thảo, trong số 290 khu công nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoảng từ 1-2% trong số đó đang thực hiện các bước để chuyển đổi, trở thành các Khu công nghiệp sinh thái.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35/2022 quy định về quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng mới các KCN sinh thái, hoặc chuyển đổi từ mô hinh truyền thống sang. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi, các đơn vị gặp không ít khó khăn.
Theo ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, Chủ đầu tư Đánh bài Tiến lên 4 người , thành phố Hải Phòng: “Nghị định 35 chưa đủ để chúng tôi có thể thực hiện được và chúng tôi cần thêm các thông tư hướng dẫn. Hiện thủ tục công nhận Khu công nghiệp sinh thái phải qua tận 6 Bộ. Cần phải tiết giảm hơn về thủ tục, đồng thời các quy định cũng cần phải rõ ràng hơn”.
Mặt khác, cần có cơ sở pháp lý để phân loại dự án xanh để các doanh nghiệp có cơ sở tham chiếu, tăng khả năng tiếp cập nguồn tín dụng xanh trong nước và quốc tế. Theo ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia: “Gần 2 năm vừa qua, chúng ta chưa có danh mục phân loại xanh để căn cứ vào đó, các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nghiệp dựa vào đó để quyết định mình đầu tư”.
Vẫn liên quan đến rào cản từ chính sách, ông Phạm Hồng Điệp nêu thực tế: “Trong quá trình chuyển đổi xanh thì luật của chúng ta còn chưa đồng bộ. Các Luật không tích hợp được với nhau, khi triển khai thì rất khó cho các cơ quan công quyền trong giải quyết thủ tục hành chính trong phát triển xanh. Đó là khó khăn lớn nhất. Đối với vấn đề vốn không quan trọng bằng chính sách. Nguồn vốn sẽ có khi chúng ta có chính sách tốt.”
Tiếp đó, ngày 21/6/2024, hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi xanh, bền vững và thực hành ESG – tích hợp chiến lược phát triển doanh nghiệp tại Hải Phòng”, do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng tổ chức đã được diễn ra.
Hội thảo nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, cập nhật xu hướng mới về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận diện cơ hội, thách thức trong qúa trình hội nhập và phát triển.
Thông qua các nội dung tại hội thảo về chuyển đổi xanh và thực hiện ESG sẽ giúp nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn mới về trách nhiệm và môi trường.
Đến nay Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu đã bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh Carbon – những rào cản, tiêu chuẩn về Chuyển đổi xanh, về ESG đối với các hàng hóa, dịch vụ, giải pháp nhập khẩu.
Ngay cả các doanh nghiệp công nghệ, cung cấp dịch vụ CNTT cho Nhật, Châu Âu, cũng đã bắt đầu phải khai báo, đáp ứng những tiêu chuẩn về ESG cho đối tác hàng năm.
Đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không trực tiếp giúp gia tăng định giá của doanh nghiệp, nhưng nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận rời khỏi thị trường.
Đặc biệt với các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu, để có vị trí nhất định trong chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn bền vững cũng là yếu tố bắt buộc phải thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam nói chung và mọi thành viên thị trường nói riêng đều cần phải tuân thủ theo các yêu cầu mới khắt khe hơn liên quan tới yếu tố ESG.
Hải Phòng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh từ năm 2014 với 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Đến tháng 4/2023 vừa qua, UBND thành phố đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thành phố về tăng trưởng xanh.
Đối với các doanh nghiệp, song song với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và thực hành ESG sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng, cải thiện chỉ tiêu tài chính, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo khả năng vận hành bền vững và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chia sẻ tại phiên toạ đàm “Gắn đối mới sáng tạo với phát triển bền vững” của Hội thảo, ông Phạm Hồng Điệp cho biết: “ Shinec đã tích hợp ESG vào đính hướng phát triển của KCN sinh thái Nam Cầu Kiền. KCN Nam Cầu Kiền được chuyển đổi từ KCN tổng hợp sang KCN sinh thái từ rất sớm. Và để KCN Nam Cầu Kiền được phát triển bền vững là KCN sinh thái, chúng tôi đã mời PwC là 1 trong 4 đơn vị kiểm toán lớn nhất thế giới lập Báo cáo ESG. Báo cáo này mất đến 6 tháng thực hiện mới hoàn thành và đã công bố vào ngày 28/4 vừa rồi. Chúng tôi sẽ sử dụng khung báo cáo ESG do PwC tư vấn dựng để thực hiện đánh giá hàng năm, và áp dụng cho tất cả các khu và cụm công nghiệp mà Shinec đang triển khai”.
Ông Điệp cũng chia sẻ thêm, sau báo cáo ESG này, Shinec đã thuê đơn vị tư vấn để thực hiện kiểm kê khí nhà kính, chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon.